June 10, 2023


DCIM100MEDIA

hsdove

PHÂN BIỆT

THẦN KHÍ – TÀ KHÍ

Matthew 16, 17+23

Mười Bốn Quy Luật Biện Phân Thần Khí của Thánh I-Nhã  (Giúp cho chúng ta nhận diện và vượt thắng sự sầu khổ thiêng liêng)

***

Quy luật 1 và 2:  Giúp cho chúng ta thấy cách thần lành và thần dữ hoạt động, theo tình trạng của linh hồn đang sống trong tội hay đang muốn tiến gần với Chúa.

1- Quy Luật Một.

đối với những người sa ngã hết tội trọng này ñến tội trọng khác, thần dữ thường quen bày cho họ những vui thú bề ngoài để xui họ suy tưởng đến những khoái lạc, về những vui thú của giác quan, để cầm giữ và thúc ñẩy họ tiến sâu vào thói hư và tội lỗi.  Với những người này, thần lành dùng phương pháp ngược lại, bằng cách thôi thúc cho lương tâm cắn rứt họ bằng luật tự nhiên của lẽ phải.

2- Quy Luật Hai.

Nơi những người tiến mạnh trong việc diệt trừ tội lỗi và ñang tiến lên hơn mãi trên ñường phụng sự Thiên Chúa, Chúa chúng ta, thì lại có phương pháp ngược lại với quy luật một, vì khi ñó, ñường lối của thần dữ là cắn rứt, làm buồn phiền, và ñặt chướng ngại vật bằng cách gây băn khoăng lo lắng với những lý lẽ giả tạo ñể những người này khỏi tiến tới.  Còn cách thức riêng của thần lành là cho can ñảm và sức mạnh, an ủi, nước mắt, ơn soi giục, và an nghỉ, cùng giảm bớt và hủy diệt các trở ngại ñể cho họ tiến lên trong sự trọn lành.

***Thần dữ thường mang đến sáu đặc tính như sau :

1 Sự buồn bã : Thánh Phanxicô  thành Sales nói: “Một vị thánh buồn là một vị thánh chẳng ra gì”. Ma quỷ thì buồn muôn đời… Nó không thể xua đuổi đi được cái buồn của nó. Khi nó tiến lại gần tới bạn, nó truyền đạt cho bạn sự buồn bã của nó ngoài ý muốn của nó. điều này quá mạnh đến nỗi trong những quy tắc biện phân thần khí của tuần lễ thứ hai, khi ma quỷ cố gắng để cám dỗ một linh hồn đạo đức, dưới hình thức của sự lành , một trong những dấu hiệu để nhận ra nó là sự buồn bã này mà chúng ta cảm thấy nó xâm chiếm ta. Một người kia vui mừng khi đi ra khỏi toà giải tội, đoạn bỗng chốc cảm thấy buồn bã. Hãy nhận ra ai đang tiến lại gần người đó với sự buồn bã của nó!  Kìa một chàng trai trẻ buồn. Tôi không nói anh ta đã phạm tội, nhưng tôi biết rằng ma quỷ lượn quanh anh ta. Hãy coi chừng những sự mộng mơ sầu muộn! Chúng ta không biết tại sao … Ma quỷ không xa lắm đâu!

  1. Những nỗi bứt rứt của lương tâm : Cha Louis Lallement, một cha dòng Tên nổi tiếng, nói rằng : « Tất cả những lời đề nghị có điều kiện làm bối rối đến từ ma quỷ”. (Một sự đề nghị bắt đầu bằng chữ nếu hay một điều kiện: Ai biết được nếu? Ai biết được nếu tôi đã không xưng tội đàng hoàng? … Nếu tôi có ơn gọi? …nếu tôi có thể kiên trì. . .

3 .Những cản trở: Ma quỷ rất giỏi để làm lộ ra sự thực hành các nhân đức như là quá khó khăn, thổi phồng lên những khó khăn. Biết bao nhiêu người tin rằng một cuộc sống đạo thực sự là không thể có được, rằng quá khó mà vượt qua để được cứu rỗi, để thực hành đức trong sạch theo tình trạng sống của mình, để sống đời sống công giáo trong bậc sống gia ñình.

4 .Sự bối rối :Thánh Jean Berchmans nói: “Tất cả mọi sự bối rối đều đến từ ma quỷ”, ngay cả sự chếnh choáng, tính xúc cảm, tất cả là những phương tiện mà ma quỷ dùng.

5 .Những suy luận sai lầm :  Những lý luận sai lầm là dấu chỉ tất yếu của ma quỷ.  Chúng ta phải ngờ vực nhiều về một số lý thuyết sai lầm, về một số khẩu hiệu dẫn dắt tới nhiều tội lỗi, và thường là những tội rất nặng chống lại nhân đức tin, chống lại sự công bình hoặc đức ái.

6 .Sự nản lòng: Tất cả mọi sự nản lòng đến từ ma quỷ. Bạn bắt đầu rất tốt …đùng một cái, bạn không còn can đảm nữa : Ma quỷ đã đi qua đó.

Còn thần lành thì sao? Thần lành, ngài ban cho lòng can đảm, bình an, niềm vui, làm cho mọi sự trở nên dễ dàng!

*** Quy luật 3 và 4:  Giúp cho ta thấy những chuyển động trong tâm hồn mình.

3- Quy Luật Ba – Sự An Ủi Thiêng Liêng:

Sự yên ủi thiêng liêng. Tôi (Thánh I-Nhã) gọi an ủi thiêng liêng khi trong linh hồn phát khởi một thúc đẩy nội tâm khiến linh hồn bừng cháy lửa kính mến đấng Tạo Hóa, Chúa chúng ta, và từ đó, không thể yêu một tạo vật nào trên mặt đất vì chính tự nó, nhưng vì Đấng đã tạo dựng mọi sự.  An ủi thiêng liêng cũng là trường hợp linh hồn chảy nước mắt giục lòng mến Chúa – hoặc bởi đau đớn vì tội lỗi mình, hay vì sự Thương Khó của Đức Ki-tô, Chúa chúng ta, hay vì những điều khác trực tiếp hướng về việc phụng sự và ca ngợi Chúa.  Sau cùng, an ủi thiêng liêng là khi mọi gia tăng của lòng tin, cậy, mến, cùng mọi niềm vui nội tâm mời gọi và lôi kéo tâm hồn đến những sự trên trời và phần rỗi riêng cho linh hồn, khiến linh hồn được nghỉ ngơi và an bình trong Đấng Tạo Hóa, Chúa chúng ta.

4- Quy Luật Bốn – Sự Sầu Khổ (hay Khô Khan) Thiêng Liêng:

Sự sầu khổ thiêng liêng là tất cả những gì trái ngược với quy luật 3, như sự tối tăm trong linh hồn, nỗi xao xuyến tinh thần, sức thúc đẩy về những gì thấp hèn và phàm tục, niềm bâng khuâng từ những xao động và cám dỗ, xúi ta mất tin tưởng, cậy trông và lòng mến, tâm hồn cảm thấy lười biếng, khô khan, buồn rầu, và như bị lìa xa Đấng Tạo Hóa, Chúa chúng ta.  Sự an ủi thiêng liêng trái ngược với với sự sầu khổ thiêng liêng, vì thế những tư tưởng trong lúc an ủi, và những tư tưởng đến với ta khi ta đang trong trạng thái sầu khổ cũng sẽ trái ngược nhau.

***Chú ý : Nhiều người lầm lẫn : sự an ủi là tiến bộ trong sự thánh thiện và sự khô khan là thụt lùi trong sự thánh thiện.  đừng nghĩ rằng mình thánh thiện hơn nhiều, bởi vì mình cảm thấy được những sự an ủi thiêng liêng. đừng nản chí và nghĩ rằng mình đang thụt lùi trong sự thánh thiện bởi vì mình có những cơn cám dỗ, và đang ở trong trạng thái khô khan .

*** Quy luật 5 – 9:  Giúp cho ta hiểu và chống trả lại sự sầu khổ thiêng liêng.

5- Quy Luật Năm – đừng Thay đổi Trong Lúc Sầu Khổ Thiêng Liêng.

Trong thời gian sầu khổ, đừng bao giờ thay đổi, nhưng  hãy cương quyết bền vững trong những điều đã quyết định và dốc lòng trước khi bị sầu khổ, hoặc trong những điều đã dốc lòng khi được an ủi trước đây.  Vì khi ta trong trạng thái an ủi thiêng liêng, phần nhiều là do thần lành hướng dẫn và khuyên nhủ, còn trong thời gian sầu khổ thiêng liêng, thần dữ hướng dẫn và cho ta lời khuyên nhủ sai lầm.  

6- Quy Luật Sáu – Thước vàng cho đời sống nội tâm: Sự Phản Công.

Trong cơn sầu khổ thiêng liêng, nếu như không nên thay đổi các điều đã quyết định, ta lại rất cương quyết thay đổi chính mình để chống lại cơn sầu khỗ, chẵng hạn bằng cách cầu nguyện chăm chú hơn, suy gẫm nhiều hơn, xét mình nhiều hơn, và gia tăng sự hãm mình theo phương cách thích hợp.

***Thực hành việc hy sinh hãm mình nhỏ không quá sức mình và không làm cho đời sống mình bị đảo lộn. Vài sự hãm mình nhỏ đuổi được ma quỷ. Thí dụ đọc thêm ba kinh Kính Mừng hoặc một sự hãm mình nhỏ bằng cách không mê ăn.

7- Quy Luật Bảy –   Ơn Chúa luôn đủ cho con đang gặp sầu khỗ thiêng liêng, ta nên nghĩ rằng, ñể thử ta, Chúa đã bỏ mặc để ta tự lấy sức riêng của mình mà chống trả các xao động và cám dỗ của kẻ thù, vì ta có thể chống trả được nhờ ơn Chúa hằng luôn trợ giúp – dù không thấy được rõ rằng : vì tuy Chúa rút bớt lòng sốt sắng nồng nàn, lòng mến bao la, và ơn sủng mạnh mẽ, Ngài vẫn luôn để lại đủ ân sủng trong sự cứu rỗi đời đời.