6.9.1937 – Vì sức khoẻ ngày càng kiệt quệ, chị Faustina được đổi từ công tác làm vườn ra coi cổng (Hồi ký của Mẹ Michael, tr. 10; NK IV:25).
19.9.1937 – Em trai Stanley đến thăm chị Faustina (NK IV:40).
27.9.1937 – Chị Faustina và Mẹ Irene Krzyzanowska đến nhà in để lo in một số hình Chúa Thương Xót (NK IV:45; Hồi ký của nữ tu Irene, tr. 2).
21.4.1938 – Sức khoẻ của chị Faustina sa sút, các bề trên quyết định đưa chị trở lại bệnh viện Pradnik (Kỷ yếu Cracow IV:119; Hồi ký của Mẹ Michael, tr. 10).
2-5.6.1938 – Chị Faustina tĩnh tâm ba ngày tại bệnh viện (Hồi ký của Mẹ Irene Krzyzanowska và nữ tu Felicia; NK VI:114).
6.1938 – Chị Faustina ngừng viết Nhật Ký.
6.1938 – Mẹ Tổng Quyền Michael Moraczewska đến thăm chị Faustina tại bệnh viện (Hồi ký của Mẹ Michael, tr. 10; Hồi ký của nữ tu Felicia).
8.1938 – Trong lá thư cuối cùng viết cho Mẹ Tổng quyền, chị Faustina xin lỗi vì tất cả những sai sót suốt đời và kết thúc bằng câu “mong đến khi chúng ta gặp nhau trên trời” (Các thư # 23:64; Hồi ký của Mẹ Michael, tr. 11).
24.8.1938 – Chị Camille, một bệnh nhân tại bệnh viện ở Pradnik điện thoại báo tin cho bề trên biết sức khoẻ chị Faustina đã đến hồi nguy kịch. Bề trên đến bệnh viện và lưu lại qua đêm bên cạnh giường chị Faustina (Kỷ yếu Cracow IV:129).
25.8.1938 – Cha Theodore Czaputa, tuyên uý nhà dòng tại Cracow đến bệnh viện Pradnik để ban bí tích Xức Dầu cho chị Faustina (Kỷ yếu Cracow IV:129).
28.8.1938 – Cha Sopocko đang ở Cracow đến thăm nhà dòng và đến thăm chị Faustina tại bệnh viện một vài lần (Hồi ký của cha Sopocko, tr. 3; Kỷ yếu CracowIV:129).
2.9.1938 – Cha Sopocko đến thăm chị Faustina tại dưỡng đường Pradnik và thấy chị đang được ngất trí (Hồi ký của cha Sopocko, tr. 5; Hồi ký của nữ tu Felicia).
7.9.1938 – Vì rất yếu nhược và không chịu được thức ăn, chị Faustina được đưa từ bệnh viện Pradnik về tu viện. Bình tĩnh và lạc quan, chị chờ đợi phút giây được hợp nhất với Chúa Giêsu, và không sợ hãi giờ chết (Kỷ yếu Cracow IV:131).
22.9.1938 – Càng ngày sức khoẻ càng yếu ớt, chị Faustina xin toàn thể hội dòng tha thứ vì những lỗi vô ý của chị và thanh thản chờ đợi Đấng Lang Quân từ trời cao đến (Kỷ yếu Cracow IV:132).
26.9.1938 – Cha Sopocko đến thăm chị Faustina lần cuối tại Cracow, và chị nói với ngài: “Mối bận tâm duy nhất của con là sống trong sự hiện diện của Cha trên trời của con”. [Cha Sopocko ghi nhận, “Chị giống như một người không ở dương thế”, và thêm, “Lúc ấy, tôi không còn nghi ngờ gì về điều chị đã viết trong Nhật Ký, việc chị được rước Thánh Thể từ một vị thiên thần là đúng thật” (Hồi ký của cha Sopocko, tr. 5)].
2.10.1938 – Chị Faustina ngày càng yếu, nhưng vẫn luôn lạc quan và bình thản chờ đợi giờ ra đi (Kỷ yếu Cracow IV:133).
5.10.1938 – Vào lúc 4 giờ chiều, cha Andrasz dòng Tên đến thăm, và chị Faustina đã xưng tội lần cuối cùng (Kỷ yếu Cracow IV:134).
Vào lúc 9 giờ tối, cha tuyên uý Theodore Czaputa cùng với các chị em tụ tập quanh giường cầu nguyện cho người hấp hối. Biết được giờ chết, chị Faustina đã hợp ý với những lời cầu nguyện (Kỷ yếu Cracow IV:134).
7.10.1938 – Lễ an táng nữ tu Faustina Kowalska được tổ chức ngày thứ Sáu đầu tháng, nhằm lễ Đức Mẹ Mân Côi.
Các linh mục dòng Tên, cha Wojton và cha Chabrowski thuộc tu viện Công Trường thánh Barbara và một cha khác ở số 26 đường Kopernik đã chủ sự các lễ nghi an táng.
Vào lúc 8 giờ 30 sáng, sau khi hát giờ kinh Sáng, cha Wojton cử hành nghi thức phụng vụ tại bàn thờ chính, và cha Chabrowski tại bàn thờ kính Thánh Tâm Chúa Giêsu (nơi bức hình Chúa Thương Xót được tôn kính cho đến ngày nay và nổi tiếng đã ban phát vô số ơn lành).
Cha Chabrowski cử hành thánh lễ với lễ phục trắng. Như Kỷ yếu tu viện ghi lại, tất cả đều được trang hoàng đẹp đẽ. Thân quyến chị Faustina không có ai hiện diện trong lễ an táng (Kỷ yếu Cracow IV:134).
Nữ tu Faustina được mai táng tại nghĩa trang trong khu vườn của dòng Đức Mẹ Nhân Lành tại số 3/9 đường Wronia, Lagiewniki, Cracow, trong ngôi mộ chung tại nghĩa trang.
21.10.1965 – Sau khi nữ tu Faustina qua đời được 27 năm, Đức Cha Julian Groblicki được Đức Tổng Giám mục Karol Wojtyla uỷ quyền đã khởi sự quá trình điều tra thông tin về đời sống và nhân đức của nữ tu Faustina bằng một nghi thức long trọng tại Cracow. Từ lúc ấy, nữ tu Faustina xứng đáng với tước hiệu Đầy Tớ Chúa.
25.11.1966 – Trong khi quá trình điều tra thông tin liên quan đến các nhân đức, các bản văn, và lòng sùng kính Đầy Tớ Chúa đang được tiến hành (từ 21.10.1965 đến 20.9.1967), thi hài nữ tu Faustina đã được cải táng và dời sang một ngôi mộ được dành sẵn cho mục đích trong nhà nguyện của các nữ tu dòng Đức Mẹ Nhân Lành. Trên ngôi mộ có một phiến đá màu đen có hình thánh giá ở giữa. Trên phiến đá thường xuyên có những bó hoa tươi do các tín hữu đem đến, những người đã xin được vô số ơn lành nhờ lời cầu bầu của nữ tu Faustina.
20.9.1967 – Đức Hồng Y Karol Wojtyla kết thúc quá trình điều tra thông tin về Đầy Tớ Chúa bằng một lễ nghi long trọng tại Tổng Giáo phận Cracow.
26.1.1968 – Thánh bộ Phong Thánh nhận được các hồ sơ của quá trình điều tra thông tin.
31.1.1968 – Bằng một sắc lệnh của Thánh bộ Phong thánh, tiến trình phong chân phúc cho Đầy Tớ Chúa nữ tu Faustina Helena Kowalska được chính thức bắt đầu.
18.4.1993 – Đấng Đáng Kính Đầy Tớ Chúa, nữ tu Maria Faustina Kowalska được Đức Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc chân phúc vào Chúa Nhật sau đại lễ Phục Sinh, ngày được nhiều tín hữu khắp thế giới mừng như Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa.
30.4.2000 – Nữ chân phúc Maria Faustina Kowalska được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tôn phong lên bậc hiển thánh vào Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa trong đại năm thánh 2000. Đức Thánh Cha tuyên bố trong bài giảng thánh lễ: “Từ nay về sau, trong khắp Giáo Hội, Chúa Nhật thứ hai mùa Phục Sinh sẽ được gọi Chúa Nhật kính Lòng Thương Xót Chúa”.