Phần 1
CÂU HỎI SỐ 1: HỌC GÌ KHÓ NHẤT?
TRẢ LỜI: HỌC LÀM NGƯỜI là khó nhất (Người văn minh lịch sự, người có lương tâm, người Trung-Hiếu, người con Chúa…)
CÂU HỎI SỐ 2: MA QUỶ Thiên Chúa có dựng nên ma quỉ không ?
TRẢ LỜI: – Chúa tốt lành và Ngài chỉ dựng nên những gì tốt lành. – Ma quỉ là do Thiên Thần lạm dụng tự do mà ra, nghĩa là Chúa không dựng nên ma quỉ.
CÂU HỎI SỐ 3: ĐỨC MẸ LÀM PHÉP LẠ Đức Mẹ có làm phép lạ không? Tại sao?
TRẢ LỜI: – Đức Mẹ không làm phép lạ vì Đức Mẹ là con người. Chỉ có Thiên Chúa mới có quyền năng để làm phép lạ. – Chúa làm phép lạ để vinh danh Đức Mẹ…chứ không phải Đức Mẹ làm phép lạ.
CÂU HỎI SỐ 4: TRUYỀN PHÉP Khi Linh mục Truyện phép thì giáo dân nhìn Mình Thánh hay cúi đầu? Tại sao?
TRẢ LỜI: 1. Nhìn lên để chiêm ngưỡng Mình Thánh Chúa và để biểu lộ lòng tin. 2. Cúi đầu khi Chủ tế cúi đầu hay bái gối để biểu lộ sự tôn thờ.
CÂU HỎI SỐ 5: CHÀU THÁNH THẺ Trong giờ chầu Thánh Thể, khi chủ tế nâng cao hào quang có Mình Thánh Chúa thì giáo dân nhìn lên hay cúi đầu?
TRẢ LỜI: Giáo dân nhìn lên để chiêm ngắm, để tuyên xưng niềm tin vào Mình Thánh Chúa (giống như khi Truyền phép)
CÂU HỎI SỐ 6: BUỘC TIN PHÉP LẠ KHÔNG ? Giáo Hội có buộc tin các phép lạ mà khoa học bó tay như tin các điều trong kinh Tin kính không? (Ví dụ 70 phép lạ ở Lộ Đức đã được Giáo Hội công nhận theo xét nghiệm của khoa học trong 2.000 hồ sơ rút từ 30.000 ơn lạ)
TRẢ LỜI: Thưa không. Giáo Hội chỉ dạy chúng ta tin những điều đã ghi trong kinh Tin kính mà thôi. Với những chuyện khác thì Giáo Hội để tự do tin hay không tin. Do đó, chúng ta đừng nhẹ dạ tin đủ thứ phép lạ rồi loan truyền quá đáng.
CÂU HỎI SỐ 7: NGƯỜI LƯƠNG RỬA TỘI ĐƯỢC KHÔNG ? Trong trường hợp khẩn cấp, y tá ngoại giáo rửa tội đúng nghi thức công giáo có được không? (Đổ nước và đọc “Cô rửa em, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần)
TRẢ LỜI: – Thưa được. Điều đó cho chúng ta thấy rửa tội cho em bé là điều rất quan trọng: Cha mẹ, ông bà, mọi người đều có thể rửa tội cho em bé trong trường hợp nguy tử để em trở nên con cái Chúa và hưởng nước Thiên đàng… – Đồng thời chúng ta cũng hiểu rằng chúng ta chỉ là dụng cụ của Chúa, chính Chúa mới có quyền xóa tội
CÂU HỎI SỐ 8: CÓ THƯA AMEN SAU LỜI RỬA TỘI KHÔNG? Sau câu đọc rửa tội “Tôi rửa em, nhân danh Cha và Con và Thánh Thần” ta có thưa Amen không? Tại sao?
TRẢ LỜI: – Đây là công thức Chúa Giê-su truyền cho các Tông đồ phải thi hành. – Đây không phải là lời cầu xin nên không cần thưa Amen (Amen thường có nghĩa là “Ước được như vậy”) – Nếu lỡ thưa Amen thì cũng không sao vì không có luật xác định.
CÂU HỎI SỐ 9: SUY NIỆM VỀ ĐỨC MẸ TRONG GIỜ CHÀU ĐƯỢC KHÔNG ? Trong giờ chầu Thánh Thể, ta có suy niệm về Đức Mẹ, thánh Giu-se, thánh bổn mạng…không? Tại sao?
TRẢ LỜI: Thưa: Giờ chầu Thánh Thể là giờ cầu nguyện với Chúa Giê-su nên suy niệm về Đức Mẹ, thánh Giu-se hay thánh bổn mạng thì không ổn.
CÂU HỎI SỐ 10: LÀN CHUỖI TRONG GIỜ CHÀU ĐƯỢC KHÔNG ? Trong giờ chầu Thánh Thể, có được lần chuỗi không?
TRẢ LỜI: Ngày 15-1-1997, Thánh Bộ Phụng tự trong số 2287/96/L đã trả lời một thắc mắc, trong đó Thánh bộ nói rõ ràng là được phép công khai lần chuỗi Mân Côi trong giờ chầu Mình Thánh Chúa. Tài liệu nói trên cũng nói đến các động cơ đằng sau việc đọc kinh như thế. .
Chúng tôi có thể nói thêm rằng không có gì mâu thuẫn trong việc lần chuỗi Mân Côi trước phép Thánh Thể. Mặc dù chuỗi Mân Côi bề ngoài là một kinh nguyện kính Đức Mẹ, nó cũng tập trung một cách sâu sắc vào Chúa Kitô, qua việc chiêm ngắm các mầu nhiệm. Do đó, thật là có ý nghĩa khi trong năm sự sáng”, do Chân Phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô || đặt ra, có việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể.
(Lm. McNamara)