“Có những người sợ đi xưng tội vì quên rằng họ sẽ không gặp một vị quan tòa nghiêm khắc ở đó, nhưng gặp Chúa Cha có lòng thương xót vô bờ”, Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như thế với hàng ngàn người quy tụ tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 02/08/2015 để nguyện Kinh Truyền Tin ban trưa.

Đức Thánh Cha nói tiếp: “Khi đi xưng tội, chúng ta cảm thấy hơi xấu hổ. Hết thảy chúng ta đều có tâm trạng ấy, nhưng hãy nhớ rằng sự hổ thẹn này là ơn chuẩn bị cho chúng ta ôm lấy Thiên Chúa là Cha, Đấng luôn tha thứ và luôn tha thứ mọi tội lỗi.”

Ns. Phêrô Nguyễn Đình Diễn chuyển ngữ

ĐIỀU KIỆN ĐỂ XƯNG TỘI NÊN

Các tín hữu Công giáo Việt Nam từ khoảng 40 tuổi trở lên hẳn không thể nào quên những câu hỏi-thưa đơn sơ trong sách BỔN ĐỒNG ẤU của Đức cha Đôminicô Maria Hồ Ngọc Cẩn (in lần đầu khoảng năm 1945). Việc xưng tội, gồm 5 bước XÉT MÌNH, ĂN NĂN TỘI, DỐC LÒNG CHỪA, XƯNG TỘI và ĐỀN TỘI, được sách trình bày như sau: 

56. Hỏi: Trước khi vào Tòa xưng tội phải làm gì?

Thưa: Phải xét mình cho rõ đã.

57. Hỏi: Xét mình nghĩa là làm sao?
Thưa: Xét mình nghĩa là nhớ lại cho biết bấy lâu mình đã phạm những tội gì.

58. Hỏi: Phải xét cách nào cho được nhớ lại những tội ấy?
Thưa: Phải xét theo mười điều răn Đức Chúa Trời cùng sáu luật điều Hội thánh và bảy mối tội đầu.

59. Hỏi: Có cách nào tiện hơn mà xét mình chăng?
Thưa: Có bản xét mình, cứ theo đấy mà xét thì dễ hơn.

60. Hỏi: Trước khi xét mình phải làm gì?
Thưa: Phải quỳ gối đọc ít kinh, xin Chúa cùng Đức Mẹ soi sáng giúp sức cho ta được xét mình, ăn năn cùng xưng tội cho nên.

61. Hỏi: Xét mình rõ rồi thì phải làm gì?
Thưa: Phải giục lòng ăn năn tội.

62. Hỏi: Ăn năn tội là làm sao?
Thưa: Là thật lòng lo buồn trách mình vì đã phạm tội mất lòng Chúa và dốc lòng chừa cải.

63. Hỏi: Dốc lòng chừa cải là làm sao?
Thưa: Là quyết chí từ nay về sau không còn dám phạm tội nữa.

64. Hỏi: Khi đã ăn năn tội cùng dốc lòng rồi thì làm sao?
Thưa: Đọc kinh cáo mình, rồi vào tòa mà xưng tội.

65. Hỏi: Vào trong tòa trước hết phải làm gì?
Thưa: Trước hết nói rằng: Thưa Cha, con là kẻ có tội, xin cha làm phép giải tội cho con.

66. Hỏi: Khi đã làm như vậy rồi, thì làm gì?
Thưa: Quỳ thẳng lên hay đứng mà xưng tội.

67. Hỏi: Phải xưng tội làm sao?
Thưa: Phải xưng cho rõ ràng, ngay thật.

68. Hỏi: Xưng cho ngay thật là làm sao?
Thưa: Là phải xưng hết các tội mình đã xét, chớ giấu tội nào.

69. Hỏi: Kẻ có ý giấu một tội thì sao?
Thưa: Nếu giấu một tội trọng, thì là phạm sự thánh.

70. Hỏi: Phạm sự thánh là tội làm sao?
Thưa: Là tội rất nặng nề vì đã làm hư phép Bí tích.

71. Hỏi: Các tội xưng lần ấy thì làm sao?
Thưa: Các tội ấy chẳng được tha, cho nên sau phải xưng lại.

72. Hỏi: Khi đã xưng tội xong thì làm gì?
Thưa: Phải thưa rằng: Thưa cha, ấy là bấy nhiêu, đoạn cứ nghe cha răn bảo.

73. Hỏi: Cha răn bảo rồi, thì làm gì?
Thưa: Cha răn bảo rồi thì cúi mình xuống đọc kinh ăn năn tội mà chịu phép Giải tội.

74. Hỏi: Đọc kinh ăn năn tội rồi thì làm gì?
Thưa: Quỳ lên nghe cha bảo, nếu cha không bảo gì nữa thì chào cha mà ra.

75. Hỏi: Ra ngoài tòa rồi thì làm gì?
Thưa: Phải đọc kinh đền tội.

76. Hỏi: Nếu việc đền tội không làm được bấy giờ thì sao?
Thưa: Phải làm theo như ý cha giải tội chỉ.

 “Theo Đạo Binh Đức Mẹ, website: legiomariævn.com”.

Discover more from Radio Lòng Chúa Thương Xót

Subscribe now to keep reading and get access to the full archive.

Continue reading