September 28, 2023

Từ xưa tới nay chưa có một vị thánh nào có đủ tài hùng biện để nói lên nổi sự kỳ diệu của Thánh Lễ Misa. Các đấng cũng chưa bao giờ có thể diễn tả được sự tuyệt vời của đề tài cao quí này.

Thánh Bonaventura nói: “Sự kỳ diệu của Thánh Lễ Misa nhiều như sao trên trời, như cát dưới biển.”

Thánh Lễ là sự diễn lại cuộc tử nạn của Chúa Giêsu trên Thánh Giá ngày xưa, cho nên thánh lễ Misa là một sự kỳ diệu khôn lường trong thế giới này, một kho tàng chứa đầy mầu nhiệm cực kỳ huyền diệu. Trên trái đất không có gì có thể so sánh được; và trên Thiên Đàng cũng không có gì lớn lao hơn, kỳ diệu hơn thánh lễ Misa.
1546500570949blobKhi dự lễ với một tâm hồn sốt sắng, chúng ta được hưởng chứa chan những ân huệ, những chúc lành, những đặc ân của Thiên Chúa. Thật đáng buồn khi thấy bao người Công Giáo quá hững hờ, thờ ơ với thánh lễ. Sự hy sinh cao quí trên đồi Canvê được thực hiện lại ngay bên nhà họ, nhưng họ quá lười biếng đến dự lễ. Các linh mục, các bậc cha mẹ, các người phụ trách về giáo lý nên khuyến khích, thúc giục giáo dân, con cái, học sinh đi lễ và học hỏi thêm về sự cao quí của thánh lễ. Trên đời này không một con người hiểu biết nào có thể lơ là nếu họ thật sự biết được sự kỳ diệu khôn lường vô cùng cao quí của thánh lễ Misa. Những tôn giáo khác, những người ngoại đạo có thể đặt câu hỏi tại sao những người Công Giáo như chúng ta không chịu đi lễ hằng ngày nếu chúng ta tin thật khi cử hành thánh lễ trên bàn thờ nhờ việc chủ tế đọc lời Truyền Phép thì sự chết của Chúa lại tái diễn như xưa trên đồi Canvê. Nếu tin tại sao chúng ta không đi dự lễ?

Thánh Augustine phàn nàn, có nhiều kẻ tà giáo, ngoại đạo đã châm biếm những người Công Giáo vào thời của ngài rằng: “Nếu thật sự các người tin tưởng Thiên Chúa của các người là Đấng tốt lành, là tình thương vô biên cao cả hằng ngự trên bàn thờ, tại sao các người khinh rẻ không đến thờ phượng Đấng mà các người cho là Thiên Chúa thật? Trong khi các người buộc tội chúng ta là những kẻ thờ lạy bụt thần, nhưng ít ra chúng ta tin các vị ấy là những đấng tốt lành và chúng ta đến tôn kính họ chứ không giống như các người vậy.”

Thánh Louis và Thánh Lễ. Louis, vị hoàng đế nước Pháp, một vì hoàng đế tốt lành, một người rất siêng năng làm việc, ngài đam mê hoạt động hơn bất cứ một người đàn ông nào trong xứ sở của ngài, vậy mà ngài vẫn tìm thời giờ để dự hai ba thánh lễ mỗi ngày. Mấy người cận thần của ngài nói: “Hoàng thượng đã đóng thuế quá nhiều cho những thánh lễ.”

Ngài trả lời: “Nếu ta dành thời giờ săn đuổi những thú vui, tham dự những bữa tiệc linh đình với bạn bè, coi hát mỗi ngày, có thể các người than phiền rằng ta đã dành thời giờ quá nhiều cho những thú vui đó. Nhưng các bạn tốt của ta ơi. Các người quên rằng ta dự thánh lễ mỗi ngày không phải chỉ để cầu nguyện cho bản thân ta mà còn cầu cho cả đất nước của ta, vì ngoài những thánh lễ ra ta không còn cách nào khác tốt hơn là chuyện đó.”

Thánh Louis đã ám chỉ hàng ngàn người Công Giáo: “Họ có thể dự thánh lễ mỗi ngày nhưng họ không làm. Nếu họ hy sinh chút ít thời giờ đi lễ, họ có thể lãnh nhận được vô vàn ân sủng ngoài sự tưởng tuợng của họ. Thật không hiểu được, không thể giải thích tại sao bao người Công Giáo không chịu dự lễ mỗi ngày để lãnh nhận bao ân huệ từ trời cao, vì dự một thánh lễ giá trị cả ngàn ngày ân sủng cho họ. Họ không hiểu được bao ơn huệ tuyệt vời và những ích lợi mà họ lãnh nhận được bởi thánh lễ.”

Thánh Simon De Monfort. Ngài là một tướng lãnh, một vị anh hùng lừng danh. Một lần kia, trong khi ngài đang dự lễ thì hầu cận vô báo địch đang tấn công thành. Không nao núng, ngài bình tĩnh trả lời: “Thánh lễ xong ta sẽ tới.”

Sau thánh lễ, ngài vội vã đến với đội quân đã tập trung sẵn ở một địa điểm. Ngài bảo họ phải có lòng trông cậy Chúa.

Với con số 800 quân lính, bộ binh và kỵ binh, ngài ra trận không hề nghĩ có thể bị lọt vào tay địch trong thành Muret, vì bên địch đông hơn với số quân 40.000 người được dẫn đầu bởi hoàng đế Dragon và Raymond thành Toulouse.

Hai nhóm này là những thành phần tà giáo cố tình gây chiến tranh. Khi cổng thành mở ra, ngài và đội quân xông vào đám địch quân làm tán loạn hàng ngũ của họ. Sau đó ngài đã thắng trận một cách vẻ vang.

Barronius xác nhận rằng hoàng đế Lothaire dự ba thánh lễ mỗi ngày, ngay cả lúc ông đi đánh trận với đội quân của ông.

Trong Đệ I Thế Chiến, Marshal Foch, một anh hùng nổi tiếng và cũng là chỉ huy trưởng của lính Pháp.

Ông dự lễ mỗi ngày, ngay cả những lúc cảnh tình nguy ngập.

Một sáng sớm hoàng đế Otho Đức quốc, triệu vời những sĩ quan và cố vấn lãnh tụ vô họp trong cung điện Worms.

Công tước Bohemia là một ông hoàng có chân trong thượng hội đồng. Ngài có thói quen đi lễ mỗi ngày nên sáng đó tới trễ.

Sự chậm trễ này khiến cho Hoàng Đế Otho giận dữ; thay vì chờ công tước tới để nhóm họp, ông bắt phải khai mạc ngay; ông còn ra lệnh cho những người có mặt tại buổi họp bữa đó không cần phải tỏ sự lễ phép hay chào hỏi khi công tước tới.

Không bao lâu thì công tước bước vô; những người có mặt tại đó đã vô cùng ngạc nhiên khi thấy vị Hoàng Đế là người đầu tiên đứng dậy một cách hấp tấp tỏ vẻ rất cung kính đối với vị công tước này. Sau buổi họp, Hoàng Đế Otho nhận thấy sự ngạc nhiên biểu lộ trên gương mặt những người có mặt tại đó vì thái độ thay đổi đột ngột của mình đối với công tước.

Ông giải thích: “Các người có biết tại sao ta thay đổi thái độ với công tước không? Ông ta bước vô với hai Thiên Thần, mỗi người một bên, bởi vậy ta làm sao dám tỏ vẻ giận dữ với ngài.

Thường thì có rất nhiều sự đặc biệt xảy ra cho những người say mê dự lễ mỗi ngày. Sau đây là những chuyện xảy ra có liên quan tới thánh lễ.

Thiên Thần và những bông hồng. Một nông phu nọ có thói quen đi lễ mỗi ngày. Một sáng sớm, ông băng ngang những cánh đồng đầy tuyết phủ để tới nhà thờ, bỗng dưng ông nghe có tiếng chân người phía sau, ông quay lại thì thấy Thiên Thần bản mệnh đang cầm một cái giỏ đựng đầy những bồng hồng tuyệt đẹp, tỏa ra một mùi thơm ngào ngạt. Thiên Thần chỉ vào giỏ bông và nói: “Đây là những bông hồng tượng trưng cho mỗi bước chân của con bước tới nhà thờ, và mỗi bông hồng là

một phần thưởng đang chờ đợi con trên nước Thiên Đàng, nhưng đặc biệt và nhiều hơn nữa là những phần thưởng của những thánh lễ mà con đã dự từ bao nhiêu năm nay.”

Hồng ân từ thánh lễ. Có hai người thương mại cùng ngụ trong một thành phố ở Pháp. Cả hai cùng buôn bán một thứ. Trong khi đó một người làm ăn rất phát đạt; còn người kia không sao ngóc đầu lên nổi, mặc dù ông ta dậy sớm thức khuya, làm ăn vất vả hơn người kia. Muốn tìm hiểu, ông tìm tới bạn mong được nghe câu trả lời, hy vọng có thể học hỏi được cái bí mật của bạn. Người giầu có trả lời: “Bạn ơi, tôi không có gì bí mật cả, tôi làm việc cũng giống như bạn thôi, nếu có sự

khác biệt trong phương cách làm ăn là điều này, tôi đi lễ mỗi ngày, còn bạn thì không. Hãy nghe lời khuyên của tôi, năng đi lễ mỗi ngày tôi đoan chắc Thiên Chúa sẽ chúc lành cho công việc của bạn.” Người này về làm theo lời bạn, quả nhiên một thời gian sau công việc của ông được Chúa chúc lành.

THÁNH LỄ LÀ GÌ?

Mỗi thánh lễ là một sự thần bí kỳ diệu phi thường, vì tất cả những công nghiệp vô cùng của Con Chiên Thiên Chúa trên thập giá lại được diễn lại như lần đầu Chúa Giêsu tử nạn trên đồi Canvê.

Thánh Augustine nói: “Thật tuyệt vời cho những linh mục vì họ được ôm ấp Chúa Kitô trong đôi tay mỗi lần họ dâng thánh lễ.”

Và trong thánh lễ, Máu Thánh Chúa tuôn ra để canh tân cho những linh hồn tội lỗi.”

Bởi vậy thánh lễ được coi ngang hàng với những sự hy sinh của Chúa trên đồi Canvê. Trong thánh lễ Chúa cũng chết giống như lần đầu khi Chúa chết trong ngày Thứ Sáu Tuần Thánh. Do đó thánh lễ có giá trị vô biên như cái chết trên đồi Canvê của Chúa, và đổ xuống cho loài người những ơn ích vô biên của thánh lễ. Thánh lễ và đồi Canvê là một, có khác chăng là một bên là hình ảnh đồi Canvê, còn bên kia là hình ảnh bàn thờ. Trong mỗi thánh lễ, Máu Thánh Chúa lại đổ ra cho chúng ta lần nữa.

Thánh John Damascene nói: “Nếu ai mong mỏi được biết làm cách nào bánh thánh trở thành Thánh Thể của Chúa Kitô, tôi sẽ nói cho người đó biết là: “Chúa Thánh Thần bao trùm lấy vị linh mục và tác động trên người như đã tác động trên Đức Mẹ Đồng trinh xưa kia khi Thiên Thần tới truyền tin cho Đức Mẹ.” Vì thế, có thể nói một cách rất bóng bẩy như

thánh Bonaventure: “Thiên Chúa khi ngự xuống trên bàn thờ không khác gì lần đầu Người xuống thai trong lòng Trinh Nữ Maria.”

Trên trái đất và ngay cả trên Thiên Đàng không có gì làm vinh danh Chúa hơn là dự thánh lễ, đồng thời chúng ta cũng lãnh nhận biết bao ơn sủng của Chúa.

Với thánh lễ chúng ta dâng lên Chúa sự chúc tụng lớn lao nhất, vinh danh nhất, Chúa mong muốn cho chúng ta dâng lên Chúa sự cám ơn hoàn hảo nhất, vì tất cả những ân huệ Chúa ban cho chúng ta cũng là cách cho chúng ta ăn năn sửa đổi những lỗi lầm.

Không có cách nào tốt hơn bằng cách dâng thánh lễ để cầu nguyện cho kẻ có tội ăn năn trở lại. Nếu các bà mẹ muốn dâng lễ cầu cho những đứa con lầm lạc; hoặc các bà vợ cần cầu cho những ông chồng bê bối hay khô khan nguội lạnh thì thánh lễ Misa sẽ là cách tốt nhất để cầu nguyện cho họ.

Không có sự cầu nguyện nào đắc lực hơn là dâng thánh lễ cầu cho các linh hồn trong Lửa Luyện Tội, vì dưới đó có thể là cha mẹ, là anh em, thân bằng quyến thuộc của mình, chúng ta có thể giúp họ giải thoát những đớn đau một cách dễ dàng bằng cách dự thánh lễ để cầu cho họ.