
Lm. Phaolo Đinh Tiến Thảo trả lời phỏng vấn của Lm Peter Lê Thanh Quang trên Đài phát thanh:
CƠ HỘI GIÚP CHO CÔNG VIỆC TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM
Cha Phaolo Đinh Tiến Thảo, phục vụ cho người H’mong và người Mường vùng Cẩm Thủy, Thanh Hóa, sát với nước Lào. Người Mường sau nhiều năm truyền giáo đã có được nhà thờ Ngọc Đường với khoảng 900 giáo dân và khoảng hơn 1500 người Hmong ở rải rác dọc biên giới Lào và chia làm 13 giáo họ. Cha Thảo ước mong làm cho họ những nhà nguyện bằng gỗ khoảng 5000 đô cho mỗi nhà nguyện.
Cha Thảo đang ở Mỹ 1 tháng đến ngày 18 tháng 5 bay về Việt Nam. Tôi xin giới thiệu cha Thảo đến anh chị em. Ai có thể giúp được xin gọi cha THảo số phone 714 310 6055 để giúp cho công việc truyền giáo. Cha đang ở nhà một ân nhân tại 8891 Gleneagles Circle, Westminster, CA 92683
Rev. Peter Le Quang
1301 Frank St. Barling, AR 72923
Phone 479 431 9259
——————————————————————————————————–
Địa chỉ : thôn Ngọc Long, xã Cẩm Long, huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa
Chính xứ : Linh mục Phaolô Đinh Tiến Thảo (10/2016)
Tel: 0986.601.141 or 0373.232.123 | |
E-mail: tienthao77@yahoo.com.vn | |
Năm thành lập 2016 | |
Lễ Bổn Mạng | Phanxicô Xavier |
Số giáo dân | 878 |
Phaolô Đinh Tiến Thảo | 23.12.1977 | Chính xứ | Ngọc Đường | 0986.601.141 or 0373.232.123 tienthao77@yahoo.com.vn |
||
Các nhà thờ lân cận : Gh Ngọc Chúc – Gh Thanh Sơn – Gh Lạc Sơn
Thánh lễ công bố thành lập Giáo xứ Ngọc Đường
Trong niềm vui của những ngày đầu xuân năm mới 2016, trước sự chứng kiến đông đảo của bà con giáo dân giáo xứ Bằng Phú, quý khách, quý tu sĩ nam nữ, quý Cha, Đức Cha Giuse Nguyễn Chí Linh, Giám Mục Giáo Phận Thanh Hoá đã công bố quyết định thành lập giáo xứ Ngọc Đường vào ngày 13-02-2016.
Tân Giáo xứ Ngọc Đường với bổn mạng kính thánh Phan-xi-cô Xa-Vi-ê, được tách ra từ Giáo xứ mẹ Bằng Phú, bao gồm 4 giáo họ; Ngọc Đường, Ngọc Chúc, Thanh Sơn và Lạc Sơn. Bốn giáo họ này đều nằm trên địa bàn thuộc đất Huyện Cẩm Thuỷ, với số dân của cả 4 giáo họ là 878 theo sổ tất niên năm 2015. Giáo xứ Ngọc Đường chỉ có duy nhất một ngôi nhà thờ xứ, được cung hiến vào năm 2012 còn lại 03 giáo họ: Ngọc chúc, Thanh Sơn và Lạc Sơn chưa có nhà thờ, hiện đang còn phải mượn nhà dân để cử hành thánh lễ hàng tuần.
Vào năm 2011 cha Phê rô Nguyễn Cao Vinh đã khởi công xây dựng ngôi thánh đường của giáo xứ, tiếp đến cha Giu se Trịnh Đức Ngọc kế nhiệm và hoàn thành. Ngôi thánh đường của tân giáo xứ được đặt trên một ngọn đồi hướng ra bốn phía, như ánh mắt của người mẹ dõi theo từng thành viên trong đại gia đình giáo xứ, xung quanh là những vườn cây xanh ngát, tượng trưng cho sự bình yên của giáo xứ cũng như là sự bình yên được lan tỏa đến những vùng lân cận xung quanh, những nơi chưa được biết đến Tin Mừng.
Ngọc Đường, một tân giáo xứ miền núi với 100% bà con giáo dân là ngươi là người dân tộc Mường. Công việc chủ yếu là phát nương làm rẫy, đời sống còn nhiều khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên đời sống đạo của bà con giáo dân tại nơi đây vẫn được nuôi dưỡng và phát triển nhờ vào sự chăm sóc tận tình của các vị mục tử đã và đang phục vụ giáo xứ.
Hiện tại giáo xứ Ngọc Đường đã thành lập được những hội đoàn như các bà mẹ, giới gia trưởng, thiếu nhi… và chắc chắn rằng trong tương lai không xa Ngọc đường sẽ còn có rất nhiều hội đoàn khác được thành lập để phục vụ cho giáo xứ cũng như công cuộc truyền giáo của Giáo hội. Giáo xứ Ngọc Đường được đặt dưới quyền coi sóc của cha Giuse Đinh Văn Nghĩa chính xứ Bằng Phú và cha An tôn Vũ Văn Định phó xứ.
Việc thai nghén và thành lập giáo xứ là một sự kiện trọng đại đối với toàn thể bà con giáo dân giáo xứ Bằng phú nói chung và cách riêng là bà con giáo dân của giáo xứ Ngọc Đường. Ra đời trong năm Thánh Kính Lòng Thương Xót Chúa cũng như là lời mời gọi cho từng mỗi thành viên trong giáo xứ hãy có lòng xót thương như Cha trên trời. Xót thương đó là biết trao cho nhau những nụ cười, bỏ qua đi những hiềm khích vẫn còn có trong lòng, cùng nhau chia sẻ những khó và năng đỡ nhau đi lên trong đời sống vật chất cũng như tinh thần đem tình yêu đến với những nhừng còn kém may mắn và cùng nhau chung sức phát triển giáo xứ.
Cây Đức Tin đã được ươm mầm trên mảnh đất khô cằn sỏi đá với tình yêu của Thiên Chúa và sự chăm sóc tận tình của các vị Mục Tử, chắc chắn những hoa quả ngọt ngào sẽ được gặt hái ngay trên mảnh đất này.
Hành trình lên với bà con dân tộc Hmông của anh em linh mục khóa VII giáo phận
Nov 20, 2011 – Rời Tòa giám mục Thanh Hóa vào lúc 3g00 sáng, anh em chúng tôi – những linh mục khóa VII giáo phận Thanh Hóa vừa chịu chức và có anh em đã chịu … Dẫn đầu nhóm là Linh mục Phaolo Đinh Tiến Thảo và thầy Công Hai – những người đã dấn thân cho công tác mục vụ với người thiểu số
Rời Tòa giám mục Thanh Hóa vào lúc 3g00 sáng, anh em chúng tôi – những linh mục khóa VII giáo phận Thanh Hóa vừa chịu chức và có anh em đã chịu chức được một năm – và để ghi dấu ấn trong sứ vụ của mình, chúng tôi, thay vì tổ chức đi chơi, đã quyết định lên thăm bà con dân tộc thiểu số Hmong sống trong các vùng núi cao thuộc huyện Mường Lát, Thanh hóa.
Mường Lát là một huyện miền núi phía Tây Bắc của tỉnh Thanh Hóa. Phía Bắc giáp huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La và Lào. Phía Tây và Nam giáp Lào. Phía Đông và rìa Đông nam giáp huyện Quan Hóa cùng tỉnh. Với đa phần là dân tộc Hmong và Thái, đời sống chủ yếu là trồng rừng và đi làm nương rẫy nên kinh tế thuộc vào diện nghèo của Thanh Hóa. Đường giao thông cách trở vì núi non trùng điệp nhưng tất cả vẫn không ngăn nổi bước chân và lòng nhiệt huyết đến với bà con dân tộc Hmong – những Kitô hữu kiên trung sống đức tin trong những cám dỗ và thử thách nhưng vẫn một mực tin vào Chúa dù đã bị bỏ quên hàng nhiều chục năm vì không có linh mục đến coi sóc và ban bí tích. ĐƯỜNG VÀO BẢN PA PÚA Sau khi ngồi xe gần 10 giờ đồng hồ, chúng tôi đến chân núi và bắt đầu chuyển qua xe máy để đi vào bản. Dẫn đầu nhóm là Linh mục Phaolo Đinh Tiến Thảo và thầy Công Hai – những người đã dấn thân cho công tác mục vụ với người thiểu số hơn một năm qua. Trong suốt cả chuyến đi, chúng tôi được cha Thảo và thầy Hai khuyến khích rất nhiều và bày cho những phong tục tập quán của người bản địa cũng như một số câu chào hỏi bằng tiếng Hmong. Nhóm có 12 người, và mỗi người được thanh niên bản địa đèo bằng xe máy. “Hãy đến mà xem”, đó là một cảm nghiệm mà có thực tế ngồi xe máy hay leo núi mới diễn tả được những hiểm nguy mà người đi đối diện. Lối đi chỉ là một con đường nhỏ, khúc khủy, trơn trượt, dốc đá lởm chởm, một bên là vực sâu một bên là vách núi dựng đứng. Quá trình đi vào bản gặp không ít những khó khăn và gian nan. Có những đoạn vượt đèo và cua tay áo, nếu xe quá đà một chút thì sẽ xuống vực sâu, hoặc có những đoạn đổ dốc mà nếu xe mất phanh thì đi luôn xuống chân núi. Cứ thế, đoàn xe lầm lũi tiến vào bản trong sự lo ngại và thoàng chút sợ sệt của một số người trong đoàn. Qua năm ngọn núi, cuối cùng chúng tôi cũng đến được bản Papua – một bản có hơn năm trăm nhân khẩu theo Công giáo, qua tìm hiểu chúng tôi được biết những người Hmong ở đây được các nhà thừa sai truyền giáo và gây dựng thành các cộng đoàn, nhưng do thời thế, nhiều bản trong số họ đã bỏ núi rừng di cư qua các vùng khác hoặc bị xóa hết dấu tích công giáo do một khoảng thời gian dài không có linh mục coi sóc. Giáo phận Thanh hóa trước đây có 6 giáo xứ tại các vùng núi này, nhưng cũng đã bị “xóa sổ” theo những thăng trầm của lịch sử. Vào đến bản, chúng tôi được bà con đón chào cách nồng nhiệt bằng những tràng pháo tay và cái bắt tay nắm chặt, bằng ánh mắt ngơ ngác của các em nhỏ, bằng những câu chào lơ lớ tiếng kinh… Sau khi nghỉ ngơi và phát một số bánh kẹo cho các em nhỏ, chúng tôi bắt đầu dâng lễ tạ ơn cùng bà con ở đây – một thánh lễ được dâng giữa trời đất núi rừng Tây Bắc; một thánh lễ được làm bên vách nhà, bàn thờ được làm bằng gốc cây rừng, khăn bàn thờ là một tấm vải đã sờn cũ; một thánh lễ lộ thiên vì ở đây họ quá nghèo không có điều kiện để làm một mái nhà hội chung; một thánh lễ tuy là “người một nhà” nhưng phải có người phiên dịch từ tiếng Kinh qua tiếng Hmong; một thánh lễ mà những người giáo dân ngồi chung với linh mục và các em nhỏ trần truồng không quần áo nhìn các cha bằng ánh mắt ngơ ngác vì đây là lần đầu tiên trong đời họ chúng kiến một thánh lễ có 9 cha cùng đồng tế; một thánh lễ mà cả linh mục lần giáo dân đều rưng rưng lệ theo những cảm nhận riêng của mỗi người, giáo dân rưng lệ mừng vì họ nhận được sự quan tâm săn sóc của quý cha, nhận được tình mục tử mà bấy lâu họ hằng khao khát, các cha thì rưng lệ vì cảm thương những hoàn cảnh vất vả và điều kiện sống quá khó khăn, quá nghèo, nhưng họ vẫn một mực tin vào Chúa, trung thành với đức tin Công giáo dù nhiều bản làng trong số họ đã theo các anh em Tin Lành hoặc bỏ đạo.
Sau thánh lễ chúng tôi chụp hình lưu niệm cùng mọi người ở đây và tập trung phát quà cho bà con dân bản, một số cha đi thăm các gia đình để hiểu thêm hoàn cảnh sống và những tập tục sinh hoạt của người Hmong.
CHỤP HÌNH LƯU NIỆM CÙNG ANH CHỊ EM GIÁO HỮU NƠI ĐÂY – PHÁT QUÀ… Sáng hôm sau, mới tinh mơ mọi người đã tập trung lại trước mảnh sân hôm qua để đọc kinh và chờ các cha ra dâng lễ. Anh em chúng tôi lại có dịp cùng bà con dâng thánh lễ thứ hai giữa núi rừng với nhiều kỷ niệm khó phai trong bước đường phục vụ. Sau thánh lễ chúng tôi đi thăm một số gia đình và vội vàng xuống núi để trở về giáo xứ của mình trước khi trời tối, vì đường đi thường xuyên bị sạt lở và có thể nằm lại rừng bất cứ lúc nào nếu gặp trời mưa. Trên đường trở về mỗi người mang theo một “hành trang” là những dự tính, những ước nguyện, những suy tư và cả những thao thức : Làm sao để thường xuyên đến được với họ, làm sao để họ bớt khổ, làm sao để có điều kiện làm cho họ một căn nhà nguyện nhỏ bằng tranh tre lứa lá, làm sao giúp các em nhỏ được đến trường… làm sao??? Tất cả đều phó thác cho Chúa, tất cả đều phó thác vào sự sẻ chia của những người có điều kiện, tất cả phó thác vào lòng hảo tâm… “Cũng một kiếp người…”
VÀ ĐI THĂM ĐỂ HIỂU HOÀN CẢNH SỐNG… NỒI CƠM CỦA MẸ… MƯU SINH…
ÁNH MẮT TRẺ THƠ… BẠN CẢM NHẬN ĐIỀU GÌ TỪ ĐÓ??? HÌNH ẢNH NHỮNG NGƯỜI NGHÈO & NHỮNG GIA ĐÌNH KHÓ KHĂN ĐANG RẤT MONG ĐƯỢC MỌI NGƯỜI CHUNG TAY GIÚP ĐỠ LỜI NGỎ |
Triết gia Henri Frederic Amiel nói :”Cuộc đời thật ngắn ngủi và chúng ta chẳng bao giờ có quá nhiều thời gian để làm ấm những trái tim của những ai đi cùng ta trong cuộc hành trình tăm tối. Hãy gấp rút yêu thương, hãy nhanh chóng bày tỏ lòng tốt”.Thật đúng như vậy, chúng ta chỉ sống một lần trên đời, nên chúng ta hãy chớp lấy thời cơ để mua lấy hạnh phúc mai sau?
Tôi muốn gửi đến quý vị một số những hình ảnh của các gia đình người dân tộc mường và dân tộc Hmông nơi tôi đang được phục vụ. Đây là những người, những gia đình đang rất cần sự giúp đỡ để họ có một mái nhà đi qua những ngày giông bão hay có được những bữa ăn dù không đủ chất dinh dưỡng nhưng nó có thể duy trì sự sống.
Với mục đích giúp đỡ người nghèo, phục vụ các hoạt động truyền giáo và xây dựng cơ sở vật chất ở những gia đình khó khăn. Tôi muốn đưa đến cho quý vị không phải như một ghánh nặng nhưng như là cơ hội để quý vị có thể sẻ chia cho đồng loại của mình. Xin mọi người bớt chút một nắm gạo cũng có thể mang đến cho người nghèo một bữa ăn ngon. Xin mọi người bớt chút một cốc bia, năm mười ngàn lẻ người nghèo lại có những viên gạch để xây dựng căn nhà. Tôi rất muốn mỗi tháng mỗi gia đình nơi đây đều có được 10 kggạo hay nhiều hơn nữa để ăn tạm cho qua ngày đoạn tháng.
Xin Thiên Chúa là Đấng giàu sang, nhưng đã trở nên nghèo khó, để chúng ta trở nên sang giàu nhờ cái nghèo của Ngài, ban muôn ơn phúc cho quý vị để chính quý vị là những dấu chỉ rõ nét của Lòng thương xót Chúa nơi trần gian.Xin tri ân mọi người.
Mọi sự giúp đỡ xin được gửi đến : Linh mục Phaolô Đinh Tiến Thảo
NHÀ THỜ XỨ NGỌC ĐƯỜNG
Thôn Ngọc Long, Xã Cẩm Long, Huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa.
Số điện thoại : 0973769567
Email :tienthao2077@gmail.com
Số tài khoản : 3504205019198.
Ngân hàng Agribank chi nhánh Cẩm Thủy, Thanh Hóa, Việt Nam.
GĐ Trương Văn Thường: Nhà cửa rách nát, gia đình khó khăn lo chạy ăn không đủ, việc làm không có, chăm lo con nhỏ.
Bùi Thị Đấm: Mẹ góa con côi một mình nuôi hai con, gian lao vất vả đủ đường.
GĐ Nguyễn Minh Thắng: Hai vợ chồng hai đứa con nhỏ. Việc làm không có. Nhà nghèo, Vợ trông con, chồng làm thuê nuôi cả 4 người trong gia đình.
Trương Công Khuyên: Gia đình có hai con, nhà cửa siêu vẹo, nghèo khó đủ đường.
Phêrô Quách Văn Phục: Ốm đau, gia đình nghèo khổ thực sự
Anna Quách Thị Hảo: Tân tòng, già cả bệnh tật. Được sự hổ trợ hàng tháng của nhà nước 180.000đ
Maria Bùi Thị Tệch: Không chồng, không con, sống một mình. Tối ngày mò cua bắt ốc để kiếm sống. Tân tòng nhưng đạo đức.
Bùi Thị Đệ: 74 tuổiGià cả bệnh tật. Ở với con
Maria Bùi Thị Thanh: 78 tuổi. Già cả ốm đau
Anna Bùi Thị Thuận: 88 tuổi. Già cả, điếc, còng lưng, hiền lành, sống với con. Được sự hổ trợ hàng tháng của nhà nước 180.000đ
Maria Quách Thị Bản: 75 tuổi. Già cả ốm đau, nghèo khổ
Maria Bùi Thị Huệ: Bị não bẩm sinh. Cuộc sống thực vật
Maria Bùi Thị Kiều: Bại não đau đầu, phải nhập viện liên tục. Gia đình mẹ góa con côi, nghèo khó.
Bùi Thị Lý: 75 tuổi. Già cả khó khăn, bệnh tật. Ở với con cái.
Quách Thị Tuyết: 70 tuổi. Ở một mình, khó khăn
Hà Văn Niên: 33 tuổi. Chất độc màu da cam bẩm sinh. Gia đình khó khăn
Maria Quách Thị Nghi: 78 tuổi. Già cả khó khăn. Ở với con cái
Anna Bùi Thị Lộc: Già cả khó khăn. Ở với con cái. Được sự hổ trợ hàng tháng của nhà nước 180.000đ
Maria Bùi Thị Thanh: 72 tuổi. Già cả khó khăn. Ở với con cái
Quách Thị Khuyến: 76 tuổi. Già nua, ốm yếu, khó khăn
Maria Bùi Thị Viền: 76 tuổi. Sống neo đơn, không chồng, không con. Tự lo kiếm sống mỗi ngày
Bùi Văn Ân: 58 tuổi. Vợ mất, một mình nuôi 3 con. Cảnh gà trống nuôi con khổ cực vô cùng
Anna Bùi Thị Mài: 80 tuổi. Già cả khó khăn ở với con dâu
Bùi Văn Trí: Hai vợ chồng, 3 con nhỏ:. Không có công ăn việc làm. Đất đai quá ít. Cuộc sống quá cơ cực
GĐ Anh Thào A Súa: Có 5 người là dân tộc H’Mông rất khó khăn, Nghề nghiệp không có, rẫy nương cũng không, cuộc sống quả thật vất vả
GĐ Anh Thào A Thái: Bố ốm đau quanh năm. Cuộc sống nhờ người vợ. Gia đình quanh năm khổ
GĐ Anh Phàng A Hờ: Bố mẹ mất sớm. Hiện anh không có nhà ở, nên ở nhờ nhà các anh em trong bản
GĐ Anh Phàng A Nhà: Có 5 người, bố ốm đau, vợ cũng không khỏe, việc làm không có, nên cuộc sống quanh năm khó nghèo.
GĐ Anh Thào A Cảnh: Có 6 người, thêm 1 chị tàn tật, con cái còn bé. Cha mẹ làm nương rẫy không đủ ăn
GĐ Anh Cứ A Nhà: Có 5 người, ba con nhỏ, vợ ở nhà trông con quanh năm. Một mình chồng đi làm nương rẫy nuôi cả nhà vất vả, nhưng không đủ ăn.
GĐ Anh Giàng A Dia: Có 5 người, việc làm không có. Cuộc sống quanh năm chồng làm thuê nhưng cũng không nuôi được 5 người
GĐ Anh Cứ A Vang: Sinh năm 1997. Sinh được 3 người con, vì con còn nhỏ, vợ ở nhà nuôi con, chồng làm nương rẫy không đủ ăn.
GĐ Anh Phàng Chống Khoa: Sinh năm 2000. Lập gia đình sinh được 1 người con, nuôi thêm 2 người con của người anh. Cuộc sống vất vả khó khăn
GĐ Anh Phàng A Dính: Sinh năm 1994. Vợ chưa sinh con, nhưng nuôi 2 con của anh trai. Vợ bênh tật gia đình khó khăn
GĐ Anh Phàng A Tùng: Sinh năm 1985. Có 3 người con, chồng ốm yếu bệnh tật. Vợ nuôi con nhỏ.
NƠI CHƯA CÓ NHÀ NGUYỆN
BẢN CƠM
Hiện có 31 gia đình mới được thành lập2014, chưa có nhà nguyện, phải đọc kinh dâng lễ ở các nhà dân. Đây là bản nằm giáp biên giới lào.Tất cả là người dân tộc thiểu số Hmông, nghèo khó, xa xôi hẻo lánh. Địa chỉ : Bản Cơm,Pù Nhi, Mường Lát, Thanh Hóa.
BẢN CÁ TỚP
Hiện bản này có 19 gia đình đã được thành lập năm 2012. Bản này cũng chưa có nhà nguyện, bà con phải mượn tạm nhà dân để dâng lễ cầu nguyện hằng tuần. Địa chỉ : Cá tớp, Pù Nhi, Mường Lát, Thanh Hóa
BẢN TRUNG THÀNH
Hiện có 12 gia đình nằm biệt lập trên một ngọn đồi cao, đường lên vất vả. Nhà nguyện cũng chưa có, toàn gia đình nghèo di cư lên làm ăn sinh sống. Địa chỉ :Bản Púa Hiền, Trung Thành, Quan Hóa. Thanh Hóa
Những hình ảnh truyền giáo ở các bản làng. Các lớp học đã được rửa tội trong những năm qua
Đây là hình ảnh rửa tội cho các em nhỏ tại các bản làng người mông và anh chị em người mông mới được rửa tội tại giáo xứ ngọc đường. Họ phải đi tới 200km để được rửa tội long trọng tại nhà thờ xứ.
Cuối cùng là hình ảnh ngôi nhà xứ đang rất mong được xây dựng lại.
Thưa quý vị
Ngọc đường là một giáo xứ mới được thành lập 2016. Gồm 4 giáo họ nằm trên hai xã cẩm long và cẩm phú.Đây là hai xã thuộc vùng 135 nghèo lại là dân tộc Mường. Đời sống của dân không có công ăn việc làm, phần đa đi làm thuê nơi xa để kiếm sống cho qua ngày. Ngôi nhà xứ ba gian trước kia ít người ở nên bị mối ăn hỏng hết từ móng lên đến nóc nhà. Tất cả cột gỗ, kèo, cửa đều bị mối ăn hỏng hết. giờ chỉ một cơn gió mạnh cũng có thể bị sập. Hiện tại nơi ở rất nguy hiểm cho các cha, các thầy.nên chúng tôi mong được quý vị giúp đỡ để chúng tôi xây được căn nhà xứ mới, đảm bảo tính mạng cho con người. Chúng tôi xin hết lòng cảm ơn. CÒN NHIỀU NHỮNG HOÀN CẢNH KHÓ KHĂN NỮA, NHƯNG CHÚNG TÔI CHỈ ĐĂNG TẢI MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐẠI DIỆN CHỨ CHÚNG TÔI KHÔNG THỂ ĐĂNG TẢI HẾT ĐƯỢC. RẤT MONG ĐƯỢC SỰ GIÚP ĐỠ CỦA MỌI NGƯỜI